4.7/5 - (4 bình chọn)

Chào các bạn! Hôm nay mình sẽ làm bài hướng dẫn sử dụng Directadmin trên VPS cơ bản. Để các bạn có thể bắt đầu sử dụng dễ dàng thì mình chỉ hướng dẫn những bước đơn giản trước. Chứ Directadmin nó còn nhiều thứ lắm

Đăng Nhập Panel

Sau khi các bạn đăng ký VPS với tùy chọn là Directadmin trên BNIX, các bạn sẽ nhận được email chứa thông tin đăng nhập dạng:

IP: 36.50.26.xxx
Link truy cập panel: http://36.50.26.xxx:2222
Tài khoản: admin
Mật khẩu: xxxxxxxxx

Các bạn truy cập vào đường link truy cập ở trên. Sau đó nhập Username là tài khoản admin, với mật khẩu như đã cung cấp. Rồi bấm nút Sign in

Directadmin Login Page

Tạo Gói Hosting

Nếu bạn chỉ dùng cho riêng mình thì bạn bấm qua tab User như hình bên dưới và bỏ qua bước tạo gói này nhé. Bước này dành cho các bạn muốn tạo nhiều host, mỗi host có domain riêng.

Directadmin Access Level

Bây giờ thì chúng ta sẽ vào tạo gói người dùng hay còn gọi là gói hosting.

Cái này chủ yếu để các bạn thiết lập giới hạn sử dụng cho từng hosting.

Để tạo gói chúng ta truy cập vào Manage User Packages như hình bên dưới

Tạo gói hosting trên Directadmin

Tiếp theo chọn nút ADD PACKAGE ở phía bên phải màn hình

Nút tạo gói hosting

Tiếp theo chúng ta sẽ tùy chọn các thông số cho gói hosting của mình. Bên dưới có rất nhiều thông số, mình sẽ giải thích cụ thể để các bạn chọn.

Tùy chọn thông số hosting

Các thông số như sau:

  • Bandwidth (MB): Đây là tổng lưu lượng dữ liệu vào ra của gói host, tính bằng MB/GB/TB (cách quy đổi các bạn search google). Nếu VPS ở Việt Nam thì thường mình tick chọn Unlimited (không giới hạn)
  • Disk Space (MB): Dung lượng ổ cứng dành cho host này. Cũng có thể set là MB/GB/TB hoặc Unlimited (nhưng không lớn hơn dung lượng khả dụng của VPS)
  • Inode: Số lượng file tối đa trên hosting. Nên chọn Unlimited
  • Domains: Số lượng tên miền có thể dùng
  • Sub-Domains: Số lượng tên miền con có thể dùng
  • E-mail Accounts: Số lượng email có thể dùng (tuy nhiên trên VPS mình cài DA sẵn thì đã tắt tính năng email rồi, bạn nào dùng thì gửi ticket để cài thêm)
  • E-mail Forwarders: Số Email chuyển tiếp
  • Mailing Lists: Số danh sách email khách hàng (contact)
  • Autoresponders: Số lượng trả lời tự động
  • MySQL Databases: Số lượng database được phép dùng
  • Domain Pointers: Số lượng Park Domain/ Alias Domain có thể dùng
  • FTP Accounts: Số lượng tài khoản FTP có thể tạo, dành cho các bạn up file bằng FTP
  • E-mail Daily Limit: Số lượng email tối đa có thể gửi ra ngoài của hosting
  • Anonymous FTP Accounts: là tài khoản FTP cho phép người dùng truy cập vào máy chủ của bạn mà không cần tài khoản FTP cụ thể (thường sử dụng tài khoản mặc định là “anonymous”). Điều này cho phép người dùng truy cập và tải xuống hoặc tải lên (nếu được cấu hình) các tệp mà không cần xác thực với tên đăng nhập hoặc mật khẩu cụ thể. Không nên bật
  • CGI Access: Cho phép chạy các tập lệnh CGI trên hệ thống. Không cần bật
  • PHP Access: Cho phép chạy code php. Phải Bật
  • SpamAssassin: Bộ lọc mail rác
  • Catch-All E-mail: Tính năng nhận email gom về 1 email chính
  • SSL Access: Sử dụng SSL. Phải bật
  • SSH Access: Sử dụng SSH. Tùy ý bạn
  • Cron Jobs: Sử dụng tính năng đặt lịch của hệ thống
  • System Info: Xem thông tin máy chủ
  • Login Keys: Sử dụng Key để đăng nhập
  • DNS Control: Cho phép cấu hình DNS. Phải bật
  • Suspend at Limit: Tạm ngưng tài khoản khi vượt ngưỡng quy định
  • Skin: Giao diện. Để mặc định
  • Language: Ngôn ngữ: Để mặc định do chưa có tiếng việt
  • Policy: Chính sách. Để mặc định
  • Package Name: Tên gói hosting, tùy bạn đặt

Nhiều thông số quá, nhưng mình tóm tắt lại là chúng ta sẽ chú ý các thông số quan trọng sau đây. Các thông số còn lại bạn cứ để mặc định cũng được

  • Bandwidth (MB)
  • Disk Space (MB)
  • Domains
  • Sub-Domains
  • MySQL Databases
  • FTP Accounts

Sau khi nhập hết các thông số, bạn bấm nút Save để tạo gói hosting

Tạo gói Hosting

Thêm Tài Khoản Hosting

Sau khi tạo gói hosting rồi, giờ để sử dụng, bạn cần tạo tài khoản hosting để sử dụng riêng cho từng tên miền.

Để tạo tài khoản bạn vào phần Add New User

bnixvn doc image 8

Tiếp theo là các bạn điền các thông tin rồi bấm nút submit

  • Username: Tài khoản hosting
  • Email: Email sử dụng hosting
  • Password: Mật khẩu hosting
  • Domain: Tên miền chính của host
  • User Package: Gói hosting (đã tạo ở phần trên)
  • IP: Địa chỉ IP cho tài khoản. VPS chỉ cấp bạn 1 IP, nên bạn để nguyên nhé
  • Send E-mail Notification: Gửi thông báo cho tài khoản này. Vì đã tắt tính năng email của DA (cho bớt ram), nên bạn tick bỏ chỗ này
Tạo tài khoản

Đăng nhập vào Tài Khoản Hosting

Để đăng nhập vào hosting bạn vừa tạo chúng ta có 2 cách.

Cách 1: Đăng nhập như một khách hàng

Bạn đăng xuất (logout) tài khoản admin ra (hoặc mở ở 1 trình duyệt khác). Truy cập vào đường link panell mà chúng tôi đã gửi cho bạn. Rồi đăng nhập bằng username và password vừa tạo

Logout Account

Cách 2: Đăng nhập từ tài khoản admin

Dĩ nhiên, bạn là admin, bạn có quyền đăng nhập tất cả các hosting trên Directadmin rồi. Để làm điều này. Bạn vào phần Show All users

Show All Users

Tiếp theo bấm vào tài khoản cần đăng nhập

Chọn tài khoản cần đăng nhập

Cuối cùng là bấm nút LOGIN AS ….. là bạn có thể đăng nhập vào tài khoản mình muốn

bnixvn doc image 13

Cài Đặt Chứng Chỉ SSL

Nên cài trước khi cài wordpress. Các bạn làm theo hướng dẫn này nhé

Cài Đặt Website WordPress

Để cài đặt website wordpress mới, các bạn làm theo bài hướng dẫn dưới đây

Bên trên là những phần cơ bản nhất để các bạn có thể tạo một website khi dùng Directadmin với quyền cao nhất trên VPS.

Chúc các bạn cài đặt thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *